Webmaster
Bất động sản
VLXD - TTBNT
Dịch vụ Tài chính
Du lịch-Khách sạn
VLXD - TTBNT: (84-8) 38633036
Bất động sản : (84-8) 38633037
Dịch vụ Tài chính: (84-8) 38633040
Dịch vụ Ôtô: (84-8) 38622684
Du lịch-Khách sạn: (84-8) 38633041
- Giá vàng
- Tỷ giá
'Bong bóng' bất động sản Ba Vì vỡ tan(04/09/2010)
Chạy theo tin đồn, đi tắt đón đầu quy hoạch khiến không ít nhà đầu tư vỡ mộng vì ôm đất Ba Vì.
Thấy bạn bè đua nhau đổ xô mua đất Ba Vì, Thanh Phương
(một nhà đầu tư ở Hà Nội) huy động cả họ hàng gom góp tiền mua 5.000 m2
ở khu vực Yên Bài. Hồi đó, khu vực này được các môi giới rỉ tai nhau là
địa điểm đặt trung tâm hành chính quốc gia nên giá đất liên tiếp bị đẩy
lên.
Mua lại của nhà đầu tư thứ cấp với giá gần 1 triệu đồng mỗi m2, chị Phương chưa kịp lướt thì "quả bóng đất" Ba Vì bị xì hơi. "Mua gom của người dân mỗi chỗ một chút, chưa kịp bán ra thì đất Ba Vì đóng băng", chị Phương ngán ngẩm.
Anh Vũ Tuấn cũng rơi vào trường hợp tương tự. Nghe bạn bè làm kinh doanh địa ốc kháo nhau, anh cũng gom tiền để mua 10.000 m2 ở Ba Trại. Khu vực này có đường xá tốt, khí hậu trong lành, cách 1,5 km có suối khoáng nóng và giá mua là 800.000 đồng mỗi m2. Khi đất Ba Vì vù vù tăng giá, bạn bè "lướt" từ lâu nhưng anh vẫn ôm đất chờ giá tiếp tục leo thang.
Bất ngờ có thông tin tranh luận về trung tâm hành chính quốc gia giữa Bộ Xây dựng và Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội, đất Ba Vì tụt dốc. Anh chỉ còn biết "ngẩn tò te" nhìn đất rớt giá.
Đường Tây Đằng rộng rãi, kế bên là cánh đồng xanh mướt trước là điểm đến của nhà đầu tư nay đã rất vắng khách. Ảnh: Hoàng Lan. |
Chuyện các nhà đầu ùn ùn mua đất theo tin đồn quy hoạch đã không còn lạ. Thông tin mở rộng thủ đô chưa đầy 3 năm, Hà Nội đã liên tiếp xảy ra hàng loạt cơn sốt cục bộ tại khu Dương Nội, An Khánh và gần đây là vùng chân núi Ba Vì.
Mới đây, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã có công văn kiến nghị Thủ tướng không quy hoạch Trung tâm hành chính quốc gia ở Ba Vì bởi khu vực này không đủ điều kiện về khí hậu, khả năng kết nối với vùng xunh quanh. Bộ Xây dựng cho rằng, quy hoạch chung thủ đô đã không đề cập đến định hướng này từ tháng 6 do đó, đề xuất của Hà Nội có thể là nhầm lẫn. Giới kinh doanh bất động sản cho rằng, chính thông tin quy hoạch không rõ ràng đã làm cho nhà đầu tư quay như chong chóng.
Ông Đặng Hùng Võ, cố vấn cấp cao của Bộ Tài Nguyên Môi trường phân tích, khi đưa ra một ý tưởng cho quy hoạch, chuyển tải thông tin chưa tốt đã gây ra hiện tượng sốt đất. Nhà đầu tư chạy theo quy hoạch chưa được phê duyệt sẽ có trường hợp thu được siêu lợi nhuận, song cũng có người vỡ mộng. Việc đề xuất đưa khu vực Ba Vì vào quy hoạch, sau đó lại rút khỏi quy hoạch đã khiến những người đầu tư “đi trước” quy hoạch lãnh hậu quả đầu tiên.
"Nhà đầu tư vốn rất nhạy cảm với thông tin quy hoạch. Hà Nội phản đối đặt trung tâm hành chính ở Ba Vì đã tác động mạnh đến giá đất khu vực này và không ít người vỡ mộng vì chạy theo tin đồn", ông Võ nhận định.
Ông Lê Văn Toàn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Tầm nhìn mới cho hay, các nhà đầu tư khôn ngoan nhìn nhận, cơn sốt đất Ba Vì nổi lên như một nghịch lý. Ông Toàn phân tích, bất kỳ một nhà đầu tư tỉnh táo nào cũng hiểu việc chọn Ba Vì làm địa điểm đặt trung tâm hành chính quốc gia mới chỉ trên bàn nghị sự chưa phải quyết định cuối cùng. Nhà đầu tư thông minh đều hiểu, di dời một trung tâm hành chính quốc gia lên khu vực núi non không đơn giản. "Nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn sẽ không chạy theo theo tâm lý a dua đồn thổi khi thông tin quy hoạch chưa rõ ràng", ông Toàn nhận định.
Ông Lê Xuân Trường, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản B.D.S cho rằng, "bong bóng" bất động sản ở Ba Vì vỡ bắt nguồn từ chính sự non nớt và thiếu kinh nghiệm của các nhà đầu tư. Giá đất tăng nhanh, nhiều người kỳ vọng giá sẽ còn tiếp tục tăng cao nên đã lao vào mua để tranh thủ lướt sóng kiếm lời, gây nên hiện tượng đất Ba Vì. "Tin vào lời đồn và không có sự phân tích chính xác đã khiến nhiều người ôm giấc mộng làm giàu từ buôn bất động sản trở thành nạn nhân của cơn sốt", ông Trường nói.
Theo ông Trường, cơn sốt đã tan, nhưng không nhất thiết phải có một cuộc tháo chạy ồ ạt khỏi Ba Vì. Ông Trường phân tích, dù Trung tâm hành chính quốc gia không được chuyển lên Ba Vì, trục Ba Vì- Hồ Tây không được thông qua thì phía Tây Hà Nội và đặc biệt là khu vực Ba Vì vẫn có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai bởi Hà Nội có xu hướng mở rộng và phát triển về hướng Tây.
"Đường Láng - Hòa lạc (tên mới là đại lộ Thăng Long) đang hoàn thiện sẽ giảm thời gian đi từ Hà Nội xuống Ba Vì chỉ còn hơn một nửa so với trước đây, (chỉ khoảng 40 phút). Nhờ khí hậu, môi trường tốt, cảnh quan đẹp, Ba Vì có tiềm năng rất lớn để phát triển bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng", ông Trường nhận định.
Hoàng Lan
Nguồn tin: Vnexpress
- Người Hà Nội chuộng biệt thự Đà Nẵng
- Đua xây trung tâm thương mại tại TP HCM
- Lướt sóng bất động sản gặp 'hạn'
- Tp.HCM chính thức từ chối căn hộ siêu nhỏ
- Kẻ khóc, người cười sau sốt đất Hà Nội
- TP.HCM: Bồi thường đất nông nghiệp quá thấp so với giá thị trường
- SDU khởi động Dự án Khu đô thị mới Sông Đà - Hòa Bình
- TP.HCM: Thêm khu nhà ở mới tại phường 13
- Bất động sản: “Né sàn” để “lách luật”
- Người mua nhà méo mặt vì giá tính theo USD