Webmaster
Bất động sản
VLXD - TTBNT
Dịch vụ Tài chính
Du lịch-Khách sạn
VLXD - TTBNT: (84-8) 38633036
Bất động sản : (84-8) 38633037
Dịch vụ Tài chính: (84-8) 38633040
Dịch vụ Ôtô: (84-8) 38622684
Du lịch-Khách sạn: (84-8) 38633041
- Giá vàng
- Tỷ giá
Chiêu dụ khách mua địa ốc đầu năm(13/02/2012)
Không chịu thua kém, dự án Sky Garden (Định Công) cũng đưa ra chính sách ưu đãi trong đợt góp vốn đầu tiên. Để thu hồi vốn nhanh, người bán áp chính sách, nếu đóng tiền 80% sẽ được chiết khấu 10% giá bán. Ngoài ra, từ nay tới 30/4 chủ đầu tư còn đưa ra chính sách 100 khách hàng đầu tiên sẽ nhận được phiếu bốc thăm trúng xe Ford Fiesta trị giá tới hơn 600 triệu đồng. Chưa hết, "thượng đế" còn được ngân hàng hỗ trợ tới 70% vốn trong suốt thời gian 3 năm.
Hàng loạt dự án chung cư ồ ạt tung khuyến mãi. Ảnh:Hoàng Lan. |
Các chung cư giá bình dân cũng nhập cuộc chơi. Vừa qua, hàng loạt dự án đua nhau kích cầu thông qua hình thức khuyến mãi. Tiêu biểu như chung cư Tân Tây Đô cũng được chiết khấu 2% hoặc voucher mua hàng trị giá 20 triệu đồng. Dream Town cũng hỗ trợ voucher mua quà tết trị giá 30 triệu đồng tại các siêu thị. Khách hàng mua dự án Green Park cũng được tặng gói nội thất giá 50 triệu đồng...
Ông Phạm Ngọc Tùng, Trưởng phòng kinh doanh Công ty TNHH Hibrand Vina cho hay, nhiều dự án được bán ra trong bối cảnh thị trường ảm đạm, chủ đầu tư buộc phải tự tìm kiếm khách hàng tiềm năng từ nhiều nguồn với nhiều phương pháp. Theo ông Tùng, bất động sản đang dần hướng tới khách hàng nhiều hơn. "Điều này thể hiện sự nỗ lực của chủ đầu tư nhằm kích cầu trong thời điểm địa ốc đang phải cạnh trạnh khốc liệt", ông Tùng cho hay.
Cũng theo ông Tùng, nhà đầu tư theo dạng "ôm cả rổ" đã rút khỏi thị trường, chủ dự án buộc phải hướng tới những người có nhu cầu thực sự. Hầu bao của những người mua thực không rộng như những nhà đầu tư lướt sóng nên chủ đầu tư buộc phải chia sẻ khó khăn với khách hàng thông qua hình thức hợp tác với ngân hàng để hai bên cùng có lợi.
Ông Phan Thành Mai, Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nhận định, nếu khuyến mãi, chiết khấu ồ ạt chủ đầu tư có thể gặp rủi ro. Ông Mai phân tích, trước đây, trong bối cảnh địa ốc sôi động, một suất đầu tư căn hộ có giá 20 triệu đồng mỗi m2 thì chủ đầu tư thường bán với giá 30 triệu đồng. Tuy nhiên, khi thị trường đi xuống, chủ đầu tư buộc phải giảm bớt lợi nhuận kỳ vọng, chỉ đưa ra giá bán xuống còn 25 triệu đồng. Giả sử tổng các hình thức khuyến mãi, giảm giá lên tới 20% thì chủ đầu tư đã "mất đứt" khoảng 5 triệu đồng mỗi m2. Tức là sau khi khuyến mãi giá bán có thể trở về đúng bằng suất đầu tư gốc.
"Trong trường hợp phát sinh lãi suất, trượt giá vật liệu xây dựng hay nhân công, cũng như các chi phí khác trong quá trình đầu tư thì dự án có thể lỗ", ông Mai cảnh báo.
Đối lập với quan điểm trên, Giám đốc Công ty tư vấn Bất động sản Navigat, Đặng Văn Quang khẳng định, các hình thức hỗ trợ cho khách hàng hiện nay vẫn nằm ở ngưỡng an toàn thậm chí ở mức quá dè dặt, và chưa đủ sức hấp dẫn người mua. "Lòng tin của khách hàng vào thị trường bất động sản đang bị lung lay. Trong khi đó giá địa ốc lại đang quá cao nên chỉ khi nào địa ốc giảm mạnh tay hơn nữa thì nhà đầu tư mới quay lại thị trường", ông Quang nói.
Theo ông Quang, không nên quá bi quan khi thị trường ồ ạt chiết khấu, tặng quà, giảm giá căn hộ. Bởi lịch sử cho thấy cuộc đại cách mạng giảm giá đến 40% giá trị căn hộ của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai năm 2009 là một ví dụ cụ thể cho thấy cách hạ giá là chiêu thức thông minh để kích cầu. Ông Quang nhấn mạnh, phải nửa cuối năm 2012 thị trường mới có dấu hiệu khởi sắc.
Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cũng cho rằng, thị trường địa ốc phát triển không đúng với khả năng thanh toán của nền kinh tế. Một nền kinh tế có thu nhập bình quân đầu người 1.000 đôla thì không thể nào có thể ứng phó với giá bất động sản cao như nước có thu nhập bình quân mấy chục nghìn đôla được. Do đó, theo người đứng đầu ngành xây dựng, mấu chốt vấn đề là cần giải quyết tận gốc, tức là doanh nghiệp bất động sản phải cơ cấu lại.
"Trước đây, làm ra những sản phẩm phục vụ người có khả năng về kinh tế cao thì nay họ phải cơ cấu lại những sản phẩm có quy mô vừa và nhỏ để phù hợp với đa số đối tượng", ông Dũng nói.
Hoàng Lan
Nguồn: Vnexpress
- Con đường đắt giá nhất hành tinh
- Tình cảnh “một cổ hai tròng” khi đầu tư BĐS
- BĐS Việt trông cậy nguồn vốn ngoại
- Độc chiêu câu khách địa ốc thời khủng hoảng
- Nhà đất “đại hạ giá”: Vỡ mộng ăn chênh
- Mặt bằng bán lẻ Hà Nội và TP HCM chịu áp lực giảm giá
- Tòa tháp Việt Nam lọt vào top 20 ấn tượng nhất thế giới
- BĐS nghỉ dưỡng: “Đĩa vàng đựng rau muống luộc”?
- Đại gia địa ốc chuyển hướng sang căn hộ bình dân
- Giới đầu tư mắc kẹt với nhà đất