Tin tức
Tin Tập đoàn Thiên Thanh
Tin TT Bất động sản
Tin Thị trường VLXD-TTNT
Tin thị trường Ôtô, xe máy
Tin Thị trường Tài chính
Tin TT Du lịch - Khách sạn
Hỗ trợ trực tuyến
Webmaster
Bất động sản
VLXD - TTBNT
Dịch vụ Tài chính
Du lịch-Khách sạn
VLXD - TTBNT: (84-8) 38633036
Bất động sản : (84-8) 38633037
Dịch vụ Tài chính: (84-8) 38633040
Dịch vụ Ôtô: (84-8) 38622684
Du lịch-Khách sạn: (84-8) 38633041
- Giá vàng
- Tỷ giá
Quảng cáo
Tin TT Bất động sản
BIDV liên kết 4 nhà(16/05/2012)
Cùng nhau vượt khó
Lý do để Hiệp hội BĐS TPHCM (HOREA) tổ chức buổi gặp gỡ giữa các doanh nghiệp kinh doanh BĐS, kinh doanh vật liệu xây dựng với một “ông chủ” ngân hàng lớn nhằm tìm kiếm giải pháp để cứu BĐS. Ngoài ra, buổi gặp gỡ cũng là dịp để đại diện một ngân hàng lớn có thể giãi bày, vì không ít ý kiến cho rằng thị trường BĐS khó khăn cũng một phần do… ngân hàng.
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty TNHH Địa ốc Đất Lành, cho rằng doanh nghiệp phá sản, ngân hàng thì lời to. Chi phí của doanh nghiệp cho lãi suất ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn.
Thực trạng lãi suất “gặm nhấm” tài sản doanh nghiệp diễn ra khá phổ biến, có doanh nghiệp mỗi ngày lãi suất mất toi một căn hộ.
Ông Trần Bắc Hà cho biết, theo số liệu nắm được hiện hơn 1/3 trong tổng số 600.000 doanh nghiệp trên cả nước đang đứng trước bờ vực phá sản, trong đó nhiều doanh nghiệp đã ngưng hoạt động hoặc sống thoi thóp, có những doanh nghiệp đang ôm những khoản nợ rất lớn. Phải chăng nguyên nhân do khủng hoảng kinh tế dẫn đến tình trạng nói trên?
Theo ông Hà, cũng có một phần nguyên nhân do khủng hoảng kinh tế, phần còn lại do doanh nghiệp kém hiệu quả, có doanh nghiệp hoạt động ảo. Tinh thần của BIDV là trao đổi thẳng thắng, minh bạch để hỗ trợ doanh nghiệp thoát khỏi khủng hoảng nhằm duy trì và phục hồi “sự sống” trong năm nay để bước qua năm 2013 sống khỏe.
Đối với những doanh nghiệp làm ăn chân chính, bản thân BIDV cũng như các ngân hàng khác đang tích cực hỗ trợ nhằm vượt qua khủng hoảng.
Thành lập câu lạc bộ 4 nhà
Ông Phạm Quang Tùng, Phó Tổng giám đốc BIDV, cho biết trong thời gian tới, các doanh nghiệp BĐS có mức tín nhiệm cao sẽ tiếp cận nguồn vốn mới và đó là cơ hội phục hồi tốt cho thị trường BĐS. Những dự án tiến độ hoàn thành trước năm 2014 sẽ được xem xét bơm vốn.
Doanh nghiệp BĐS nên mạnh dạn tái cơ cấu, hạ giá thành sản phẩm, chuyển nhượng những dự án không thể thực hiện, không nên theo đuổi mục tiêu kiếm siêu lợi nhuận trên lĩnh vực này. Trước mắt BIDV xem xét miễn giảm, điều chỉnh lãi suất các khoản vay mới, những hợp đồng cũ sẽ chuyển về lãi suất hiện nay; BIDV là trung gian để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển nhượng dự án…
Hiện BIDV đang triển khai thành lập câu lạc bộ 4 nhà đầu tư liên quan đến lĩnh vực BĐS bao gồm các dự án khu dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng… nếu thuận lợi trong đầu tháng 5 sẽ áp dụng. Theo đó, BIDV (nhà băng) sẽ cùng với chủ đầu tư, nhà thầu, nhà cung ứng vật liệu xây dựng ký kết một thỏa thuận. Trên cơ sở đó BIDV sẽ bơm vốn cho dự án để nhà thầu yên tâm thi công, nhà cung cấp vật liệu xây dựng yên tâm cung ứng vật tư…
Tuy nhiên, vấn đề được nhiều người quan tâm là đầu ra của sản phẩm. Do đó công cụ tài chính cho người mua nhà cần được đặt lên hàng đầu. Đại diện BIDV cho biết sẽ xem xét vấn đề này để tạo liên thông cho thị trường.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Horea, 2011 là năm cực kỳ khó khăn với các doanh nghiệp BĐS, hầu hết doanh nghiệp phải đương đầu với tình trạng thiếu vốn, phải chịu lãi suất rất cao từ 24-25%/năm, hàng hóa tồn kho lớn, thanh khoản kém…
Ngoài những nguyên nhân khách quan từ thị trường, cơ chế chính sách, tình hình khó khăn trên còn có trách nhiệm của chính doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp thiếu tầm nhìn, năng lực và thiếu chuyên nghiệp đã không nghiên cứu kỹ thị trường, đầu tư theo xu hướng đám đông làm thị trường méo mó, xuất hiện tình trạng vừa thừa vừa thiếu, nhất là thiếu những căn hộ loại vừa và nhỏ với giá hợp lý.
Dù chỉ là ý kiến và những gợi mở, cam kết của một tổ chức tín dụng, nhưng cách làm của BIDV cũng tạo niềm tin cho doanh nghiệp BĐS trong thời gian tới.
Lý do để Hiệp hội BĐS TPHCM (HOREA) tổ chức buổi gặp gỡ giữa các doanh nghiệp kinh doanh BĐS, kinh doanh vật liệu xây dựng với một “ông chủ” ngân hàng lớn nhằm tìm kiếm giải pháp để cứu BĐS. Ngoài ra, buổi gặp gỡ cũng là dịp để đại diện một ngân hàng lớn có thể giãi bày, vì không ít ý kiến cho rằng thị trường BĐS khó khăn cũng một phần do… ngân hàng.
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty TNHH Địa ốc Đất Lành, cho rằng doanh nghiệp phá sản, ngân hàng thì lời to. Chi phí của doanh nghiệp cho lãi suất ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn.
Thực trạng lãi suất “gặm nhấm” tài sản doanh nghiệp diễn ra khá phổ biến, có doanh nghiệp mỗi ngày lãi suất mất toi một căn hộ.
Ông Trần Bắc Hà cho biết, theo số liệu nắm được hiện hơn 1/3 trong tổng số 600.000 doanh nghiệp trên cả nước đang đứng trước bờ vực phá sản, trong đó nhiều doanh nghiệp đã ngưng hoạt động hoặc sống thoi thóp, có những doanh nghiệp đang ôm những khoản nợ rất lớn. Phải chăng nguyên nhân do khủng hoảng kinh tế dẫn đến tình trạng nói trên?
Theo ông Hà, cũng có một phần nguyên nhân do khủng hoảng kinh tế, phần còn lại do doanh nghiệp kém hiệu quả, có doanh nghiệp hoạt động ảo. Tinh thần của BIDV là trao đổi thẳng thắng, minh bạch để hỗ trợ doanh nghiệp thoát khỏi khủng hoảng nhằm duy trì và phục hồi “sự sống” trong năm nay để bước qua năm 2013 sống khỏe.
Đối với những doanh nghiệp làm ăn chân chính, bản thân BIDV cũng như các ngân hàng khác đang tích cực hỗ trợ nhằm vượt qua khủng hoảng.
Thành lập câu lạc bộ 4 nhà
Ông Phạm Quang Tùng, Phó Tổng giám đốc BIDV, cho biết trong thời gian tới, các doanh nghiệp BĐS có mức tín nhiệm cao sẽ tiếp cận nguồn vốn mới và đó là cơ hội phục hồi tốt cho thị trường BĐS. Những dự án tiến độ hoàn thành trước năm 2014 sẽ được xem xét bơm vốn.
Doanh nghiệp BĐS nên mạnh dạn tái cơ cấu, hạ giá thành sản phẩm, chuyển nhượng những dự án không thể thực hiện, không nên theo đuổi mục tiêu kiếm siêu lợi nhuận trên lĩnh vực này. Trước mắt BIDV xem xét miễn giảm, điều chỉnh lãi suất các khoản vay mới, những hợp đồng cũ sẽ chuyển về lãi suất hiện nay; BIDV là trung gian để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển nhượng dự án…
Hiện BIDV đang triển khai thành lập câu lạc bộ 4 nhà đầu tư liên quan đến lĩnh vực BĐS bao gồm các dự án khu dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng… nếu thuận lợi trong đầu tháng 5 sẽ áp dụng. Theo đó, BIDV (nhà băng) sẽ cùng với chủ đầu tư, nhà thầu, nhà cung ứng vật liệu xây dựng ký kết một thỏa thuận. Trên cơ sở đó BIDV sẽ bơm vốn cho dự án để nhà thầu yên tâm thi công, nhà cung cấp vật liệu xây dựng yên tâm cung ứng vật tư…
Tuy nhiên, vấn đề được nhiều người quan tâm là đầu ra của sản phẩm. Do đó công cụ tài chính cho người mua nhà cần được đặt lên hàng đầu. Đại diện BIDV cho biết sẽ xem xét vấn đề này để tạo liên thông cho thị trường.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Horea, 2011 là năm cực kỳ khó khăn với các doanh nghiệp BĐS, hầu hết doanh nghiệp phải đương đầu với tình trạng thiếu vốn, phải chịu lãi suất rất cao từ 24-25%/năm, hàng hóa tồn kho lớn, thanh khoản kém…
Ngoài những nguyên nhân khách quan từ thị trường, cơ chế chính sách, tình hình khó khăn trên còn có trách nhiệm của chính doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp thiếu tầm nhìn, năng lực và thiếu chuyên nghiệp đã không nghiên cứu kỹ thị trường, đầu tư theo xu hướng đám đông làm thị trường méo mó, xuất hiện tình trạng vừa thừa vừa thiếu, nhất là thiếu những căn hộ loại vừa và nhỏ với giá hợp lý.
Dù chỉ là ý kiến và những gợi mở, cam kết của một tổ chức tín dụng, nhưng cách làm của BIDV cũng tạo niềm tin cho doanh nghiệp BĐS trong thời gian tới.
(Nguồn: baomoi)
Tin cùng chuyên mục
- Chiêu dụ khách mua địa ốc đầu năm
- Con đường đắt giá nhất hành tinh
- Tình cảnh “một cổ hai tròng” khi đầu tư BĐS
- BĐS Việt trông cậy nguồn vốn ngoại
- Độc chiêu câu khách địa ốc thời khủng hoảng
- Nhà đất “đại hạ giá”: Vỡ mộng ăn chênh
- Mặt bằng bán lẻ Hà Nội và TP HCM chịu áp lực giảm giá
- Tòa tháp Việt Nam lọt vào top 20 ấn tượng nhất thế giới
- BĐS nghỉ dưỡng: “Đĩa vàng đựng rau muống luộc”?
- Đại gia địa ốc chuyển hướng sang căn hộ bình dân